Phú Quốc ngày xưa thế nào?

Lịch sử Phú Quốc

Từ thế kỷ thứ V TCN, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc trưng của văn hoá Óc Eo, không có dấu hiệu người Khmer ở đây.

Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh Mạc Cửu

Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm, Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kampong Som), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas), Linh Quỳnh (Kiri Vong) và Phú Quốc (Koh Tral).

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh Map

Bản đồ tổng Phú Quốc, hạt Hà Tiên năm 1897. Tổng Phú Quốc lúc bấy giờ bao gồm cả hai đảo Ile du Milieu và Ile à l'Eau (còn gọi là Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài), về hành chính thuộc thôn Phú Dự. Năm 1956, hai đảo này đã bị mất về lãnh thổ Campuchia, nay gọi là Koh Thmei và Koh Seh.

Xem thêm>> Biệt thự Wellness Second Home

Thủ phủ đặt tại Mán Khảm(tức Hà Tiên), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.

Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).

Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị.

Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền đông nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum)), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong).

Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sáp nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Năm 1770, nhà truyền giáo Pierre Pigneu de Béhaine (Bá Đa Lộc) đặt chân lên Phú Quốc và xác nhận cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, không sử dụng tiếng Khmer.

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Phú Quốc. Ngày 13 tháng 3 năm 1822, Crawfurd neo tàu để lên hòn đảo lớn nhất ở hướng tây bắc. Đảo này có nhiều người sinh sống, họ mến khách và họ toàn là người Cochin China.

Trên đảo cũng có người Hoa gốc Hải Nam nên dễ dàng cho đoàn của Crawfurd thông dịch. Crawfurd được người trên đảo bảo rằng đoàn người của ông là những người châu Âu đầu tiên mà họ thấy ghé thăm đảo. Ông nhận thấy người dân trên đảo khá cởi mở, già trẻ, gái trai không thấy bị lễ giáo ràng buộc nhiều. Crawfurd trao đổi với các vị quan trên đảo thông qua người thông dịch gốc Hoa của mình. Thực ra họ chỉ dùng bút đàm [viết chữ Hán], chứ không cần hé môi một lời nào. Đảo này tiếng Cochin China gọi là Phu-kok [Phú Quốc], tiếng Thái là Koh-dud, hoặc "đảo xa xôi". Tiếng Campuchia thì gọi đảo này là Koh-trol, hay đảo con thoi. Bản đồ cũ thì gọi là Quadrole.

Đây là đảo lớn nhất phía đông vịnh Xiêm, dài không dưới 34 dặm. Sản vật quý giá nhất trên đảo là lignum aloes hay agila wood [trầm hương]. Dân số Phu-kok từ 4-5 nghìn người, hầu hết là người Việt, một số ít là người Hoa tạm trú [người Khách]. Người dân trên đảo, ngoài trồng cây ăn trái và rau cải, họ trồng nhiều nhất là Convolvulus batatas [khoai lang]. Họ nhập lúa gạo từ Kang-kao [Cảng Khẩu, Hà Tiên]. Đa số dân Phu-kok làm nghề đánh cá, sống chủ yếu ở bờ Đông của đảo. Ngày 17 tháng 3 năm 1822, Crawfurd rời Phu-kok đi Bangkok.

Năm 1855, Hoàng đế Napoleon III của Pháp xác nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.

Xem thêm>> Shophouse The Center 

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 8

Lịch bay từ Sài Gòn ra Phú Quốc trước năm 1975

Thời Pháp thuộc, Pháp đặt Phú Quốc làm đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá.

Ngày 1 tháng 8 năm 1867, Phú Quốc thuộc hạt Hà Tiên.

Ngày 25 tháng 05 năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100°Đ - 102°Đ và 9°B - 11°30'B. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.

Ngày 16 tháng 6 năm 1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Quốc, Hàm Ninh, Phú Dự.

Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các thôn gọi là làng, thuộc hạt Hà Tiên.

Ngày 18 tháng 5 năm 1878, đổi tên làng Lạc Hiệp thành làng Lạc Phú.

Từ ngày 12 tháng 1 năm 1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc.

Từ ngày 27 tháng 12 năm 1892, lại thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, thuộc tỉnh Hà Tiên.

Ngày 4 tháng 10 năm 1912, nhập hai làng An Thới và Lạc Phú vào làng Dương Đông.

Từ ngày 09 tháng 02 năm 1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc.

Ngày 25 tháng 4 năm 1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên.

Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, các làng gọi là xã, giải thể xã Phú Dự, còn hai xã Dương Đông và Hàm Ninh, dân số năm 1965 là 12.449 người.

Năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt, một tướng lĩnh Quốc dân đảng, gốc tỉnh Hồ Nam, dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc.

Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền... Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 ha gọi là "Trại Cây Dừa", có sức giam giữ 14.000 tù nhân.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 11

Làng chài và đánh bắt hải sản là nghề chính cửa cư dân Phú Quốc xưa

Thời kì Việt Nam Cộng hòa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân.

Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc, công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.

Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bác bỏ đề xuất lấy đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển và tiến hành mở rộng hải phận của Việt Nam. Khmer Đỏ đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.

Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc.

Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Châu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ.

Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Châu.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chia xã Cửa Dương thành hai xã Cửa Dương và Cửa Cạn, chia xã Dương Tơ thành hai xã Dương Tơ và An Thới.

Ngày 24 tháng 04 năm 1993, thành lập xã Thổ Châu trên cơ sở quần đảo Thổ Châu, thành lập xã Bãi Thơm từ một phần các xã Cửa Dương và Cửa Cạn.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cửa Cạn.

Năm 1999, Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam thống nhất về đường Brevie và Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 11 tháng 2 năm 2003, giải thể xã An Thới để thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.

Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó:

- Thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và 179.480 người của huyện Phú Quốc
- Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Dương Đông
- Thành lập phường An Thới trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.

Xem thêm>> Giới thiệu về Phú Quốc năm 2021

Câu chuyện về tình người Phú Quốc

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 1

Đến đảo Phú Quốc, sau khi tìm hiểu qua lịch sử, bạn nên tìm đọc thiên phóng sự “Nhà lao Cây Dừa” của nhà văn quân đội Chu Lai. Thiên phóng sự là một câu chuyện bi tráng về chốn địa ngục trần gian đày ải tù binh chiến tranh, những chiến sĩ cách mạng của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và tay sai.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 2

Nơi đây đã từng giam giữ hàng chục ngàn tù binh với những ngón đòn tra tấn cực kỳ khủng khiếp, khiến hơn 4.000 tù binh đã nằm lại mãi mãi trên đất đảo. Đọc thiên phóng sự này sẽ giúp cho các bạn, nhất là những bạn trẻ có một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về đất và người Phú Quốc. Hơn 300 năm trôi qua, đời sống trên đảo đã có nhiều biến đổi. Song, người Phú Quốc vẫn giữ được cái gì đó rất riêng của mình.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 3

Dương Đông Phú Quốc những năm 1980s

Phú Quốc có nhiều cư dân gốc Hoa, chế biến và nấu ăn rất ngon. Không giống như hoạt động buôn bán bình thường, dường như người Phú Quốc đã gửi gắm tất cả tình cảm mến khách của mình vào trong những món ăn phục vụ khách phương xa. Cho dù bạn ăn ở vỉa hè hay hàng quán sang trọng thì cũng đều nhận được một cung cách phục vụ lịch sự, trân trọng như nhau. Trước khi rời khỏi, bạn sẽ nhận được nụ cười, lời cảm ơn chân thành và câu hẹn gặp lại của người bán hàng. Đi xe ôm bạn không phải băn khoăn hỏi giá, cứ đi đến nơi bạn muốn rồi trả tiền theo giá ngầm định sẵn, với ai cũng vậy. Lúc mới ra đảo, do không biết đường nên tôi gọi xe ôm đi tìm anh bạn ở quán ăn khá gần, nếu ở đất liền chắc sẽ trả chừng 5 ngàn đồng. Nhưng ở Phú Quốc anh xe ôm nhất định không lấy tiền xe vì không đáng bao nhiêu. Nài nỉ mãi anh mới chịu hút với tôi điếu thuốc lá gọi là để… làm quen!

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 4

Nhà tù Phú Quốc Xưa 

Cư dân Phú Quốc là những con người giàu tình cảm. Không chỉ giữa người với người, mà tình cảm ấy còn lan toả, thấm sâu vào trong đất đảo. Mấy năm nay, cây tiêu Phú Quốc đứng trước nhiều khó khăn, song nhà vườn nào cũng ráng chừa lại mấy trăm gốc tiêu để trồng cho đỡ… nhớ nghề. “Cây cỏ gắn bó lâu ngày cũng có tình với mình, huống chi mấy đời nhà tôi đã gắn bó sống nhờ vào cây tiêu. Giờ con cái học hành đàng hoàng lại chê nghề trồng tiêu cực khổ, thu nhập không đáng công sức bỏ ra. Thôi thì mình giữ lại để nhắc nhở con cháu, phòng khi sau này có sa cơ, lỡ vận thì quay về với vườn rẫy.” - một lão nông đã tâm sự với du khách như vậy.

Xem thêm>> Quy hoạch "Đảo Tỷ Phú Hòn Thơm"

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 5

Người Phú Quốc còn có câu: “Đất đảo đi dễ, khó về”. Câu nói này là một cách nhắc nhở đáng yêu cho những anh chàng chưa vợ. Con gái đất đảo hồn nhiên, tình cảm chân thành. Nên bạn sẽ rất dễ bắt gặp những anh chàng từ đất liền ra đây làm ăn, công tác rồi bén rễ trở thành dân đảo lúc nào không biết.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 6

Cuộc sống của cư dân Phú Quốc ngày xưa

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 7

Từ khi có thông tin Chính phủ phê duyệt quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, thành trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, tầm cỡ khu vực và thế giới, vùng đất này đã có nhiều biến động. Ngoài mặt tích cực là thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn trên đảo, đời sống người dân khá lên thấy rõ thì cũng có nhiều chuyện đáng bận tâm. Đất đai sốt lên từnggiờ, từng ngày. Đủ mọi loại người từ đất liền dồn ra đây. Người có tiền thì đầu tư làm ăn đàng hoàng. Người ít tiền, cơ hội thì tìm mọi cách chạy chọt, đầu cơ, thậm chí làm “cò” này nọ để kiếm sống. Những mảnh vườn ngày nào lặng lẽ, bình yên thì giờ đây cũng phập phồng lên cơn sốt. Những người nông dân chân chất bao đời bỗng chốc có tiền tỉ trong tay, không biết làm gì thì chỉ tập tành ăn chơi đua đòi, được vài năm hết tiền, hết đất lại rời bỏ đất đảo thân thương tha phương cầu thực. Nếu cố trụ lại thì cũng làm thuê, làm mướn đắp đổi qua ngày. Âu đó cũng là những biến động của đời sống xã hội hiện đại, có tránh cũng không được.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 9

Tắm biển Dinh Cậu ngày xưa ấy

May mắn thay, dù lo toan, trăn trở nhiều với cuộc sống đang có nhiều thay đổi, nhưng đa phần người Phú Quốc vẫn giữ lại trong tâm hồn những giá trị truyền thống lâu đời vô cùng quý báu. Nếu đã đến với thiên nhiên, sản vật của Phú Quốc, thiết nghĩ bạn cũng nên dành thời gian để đến với người Phú Quốc. Qua đó, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá, học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phải. Chia tay đất đảo, chia tay với những người bạn Phú Quốc thật đáng mến, lòng du khách như cứ lưu luyến mãi không thôi.

Hồ tiêu Phú Quốc

Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị đặc sản của thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị đặc sản của thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm nồng, đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất.

Xem thêm>> Nam Phú Quốc điểm đến tuổi trẻ sống vui tuổi già

Một đặc tính canh tác nữa là hàng năm người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới xung quanh vườn bón xung quanh gốc cây (còn gọi là "đất xây thầu"). Cây nọc (choái) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây quý như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá,... Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm).

Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao. Trung bình để trồng xong một héc-ta từ 300 - 400 triệu/héc-ta nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường là có nhiều tuổi khác nhau.

Cây hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471 héc-ta tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1000 ha. Đây là thời điểm giá tiêu cao nhất (100.000 - 120.000 đồng/kg tương đương 30 - 40 kg gạo) người trồng tiêu có lời từ 200 - 300 triệu/ha (thời điểm năm 1995 - 2000).

Chó Phú Quốc

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - chó Phú Quốc

Khi kể về những điều đặc biệt ở Phú Quốc, không thể không kể về giống chó Phú Quốc. Đây là loài chó có đặc điểm rất riêng biệt so với các loài chó khác ở Việt Nam. Chó Phú Quốc luôn có một bờm lông dựng đứng và xoáy trên lưng, có bốn chân dài, dáng người thon, và rất khỏe mạnh. Về đặc tính, chúng là loại chó rất thông minh và có khả năng tự lập rất cho dù có sống chung với con người. Loài chó này có khả năng tự săn mồi rất tốt, có thể khả năng bơi lội giỏi, đặc biệt chúng có đặc điểm tự đào hang để trú ẩn, sinh sản nếu sống ở nơi có đất rộng.

Văn hóa

Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại phường Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng Hưng, Sùng Đức, Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long),...

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở phường Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở phường Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.

Xem thêm>> Thành phố Phú Quốc Việt Nam 2021

Sau năm 1954, có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An ra đảo sinh sống, dưới sự dẫn dắt của linh mục Giuse Trần Đình Lữ. Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957 để phục vụ nhu cầu đời sống tôn giáo của các giáo dân. Những năm sau đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Giám mục Giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện tại, chính xứ là Linh mục Gioan Trần Văn Trông, với sự giúp đỡ của 2 phó xứ là Linh mục Hải Đăng và Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Số giáo dân hiện tại khoảng 2.000 người.

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 10

Đặc sản ẩm thực

- Nước mắm Phú Quốc
- Còi biên mai
- Hồ tiêu Phú Quốc
- Khô cá thiều
- Rượu sim
- Nấm tràm
- Rượu mỏ quạ
- Rượu hải mã
- Hải sản
- Ngọc trai
- Cá bớp

Phú Quốc ngày xưa thế nào? - Ảnh 12

Danh lam thắng cảnh

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả thành phố này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

JW Marriot Phu Quoc

Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:

1/ Vườn quốc gia Phú Quốc

2/ Khu bảo tồn biển Phú Quốc

3/ An Thới

4/ Bãi Khem
5/ Nhà Lao Cây Dừa
6/ Mũi Ông Đội
7/ Bãi Vịnh Đầm
8/ Bãi Sao
9/ Bãi Xếp Lớn
10/ Bãi Xếp Nhỏ
11/ Núi Cô Chín
12/ Núi Radar
13/ Bãi Đất Đỏ
14/ Quần đảo An Thới

15/ Hòn Thơm
16/ Hòn Dừa
17/ Hòn Rỏi
18/ Hòn Đụn
19/ Hòn Gầm Ghì
20/ Hòn Mây Rút
21/ Hòn Kim Qui
22/ Hòn Dăm
23/ Hòn Xưởng

24/ Công viên giải trí Vinpearl Land
25/ Dương Đông

26/ Suối Đá Bàn
27/ Dinh Cậu
6/ Bãi Trường

28/ Rạch Tràm

29/ Rạch Vẹm

30/ Bắc Đảo

31/ Bãi Thơm
32/ Gành Dầu

33/ Vườn thú bán hoang dã Phú Quốc
34/ Bãi Dài
35/ Làng chài Hàm Ninh

36/ Bãi Vòng
37/ Suối Tranh
38/ Vinpearl Safari Phú Quốc (vườn thú bán hoang dã đầu tiên của Việt Nam)

39/ Công viên giải trí VinWonders Phú Quốc 50ha (Khu vui chơi lớn nhất Châu Á)

40/ Đảo sim (Sim Island Phú Quốc)

41/ Cáp treo Hòn Thơm

Tháng 7 năm 2021, Tạp chí hàng đầu thế giới TIME vừa công bố top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2021. Đảo Ngọc Phú Quốc của Việt Nam đã lần đầu tiên lọt Top này bởi vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên cùng dự báo khả năng phát triển thần kỳ trước và sau dịch.

Xem thêm>> Phú Quốc lọt TOP 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2021

Phú Quốc ngày hôm nay -2021

Nếu có thời gian bạn hãy ghé thăm Phú Quốc thân yêu nhé. Hẹn gặp lại!

NG: Wikipedia/ sưu tầm

Dự án nổi bật

Shophouse The Center Phú Quốc

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

25-40 tỷ/căn

Thị trấn Địa Trung Hải - Ga đi cáp treo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Shophouse

Hon Thom Paradise Island

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

70 năm

25-200 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Biệt thự Shophouse Shop Villa

Đang xây dựng

The Santo Port

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

TMDV

28-70 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Shophouse

Đang xây dựng

Sun Grand City Hillside Residence

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

3-10 tỷ/căn

Sunset Town, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Căn hộ

Đang mở bán

Sun Cosmo Residence Đà Nẵng

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

Đang cập nhật...

Nằm ở Trần Thị Lý, giao Nguyễn Văn Trỗi - quốc lộ 17 + Ven sông

Biệt thự Shophouse Căn hộ

Đang mở bán

Bài viết liên quan

Lễ động thổ công trình biểu tượng Cầu Hôn Phú Quốc, Show Vortex

Sáng ngày 13/5/2021 tại dự án Sun Premier Village Primavera Địa Trung Hải, Nam Phú Quốc tâp đoàn Sun Group chính thức động thổ hai công trình biểu tượng Cầu Hôn Phú Quốc, Show Vortex

Quyết định 486/QĐ-TTg điều Chỉnh Quy Hoạch Phú Quốc

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, Kiên Giang đến 2030 vừa được ban hành hôm nay 30/03/2021 số hiệu 486/QĐ-TTg

"Concept Santorini" Nội Thất Căn Hộ Hillside Residence

Nếu chưa từng tới Santorini, du khách chỉ cần đến với "Concept Santorini" nội Thất căn hộ Hillside Residence, Phú Quốc để chiêm nhương tinh hoa