Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Phú Quốc được mệnh danh là "đảo Ngọc" với hệ sinh thái trù phú thiên nhiên ban tặng. Khu bảo tồn biển Phú Quốc mới được ban hành quy chế đặc thù để bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.

Những rặng san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Thơm, Phú Quốc

Những rặng san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Thơm, Phú Quốc

1/ Lịch sử hình thành

Phú Quốc (trên đảo) là khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngày 9/8/1986 với diện tích đề nghị là 5.000 ha (Bộ NN& PTNT 1997). Ngày 08/06/2001, khu BTTN Phú Quốc được chuyển hạng thành VQG theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, diện tích VQG Phú Quốc là 31.422 ha nhưng không bao gồm diện tích vùng biển.

Năm 1994, Chương trình WWF Đông Dương và Viện Hải dương học đã tiến hành điều tra về đa dạng sinh học biển tại một nhóm các đảo nhỏ thuộc vùng cảng An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Qua kết quả điều tra, cả hai cơ quan đã thống nhất đề nghị thành lập khu bảo tồn biển An Thới (ADB, 1999).

Đi bộ dưới biển tại Hòn Thơm, Phú Quốc

Đi bộ dưới biển tại Hòn Thơm, Phú Quốc

Trong năm 1998, Bộ KHCNMT (cũ) đã có đề xuất thành lập khu bảo tồn biển Phú Quốc. Trong đề xuất đó, chưa xác định tổng diện tích khu bảo tồn biển là bao nhiêu (Nguyễn Chu Hồi et al. 1998). Tiếp theo đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1999) đã có đề xuất xáp nhập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phú Quốc và khu đề xuất bảo tồn biển An Thới thành một khu duy nhất có tên là: Phú Quốc-An Thới. Khu này sẽ có diện tích 33.657 ha, bao gồm hợp phần đất liền 14.957 ha và hợp phần biển là 18.700 ha. Riêng hợp phần biển lại chia 2 phân khu: phân khu phía bắc mở rộng tới khu vực phía bắc đảo, nối liền với VQG Phú Quốc có diện tích 9.900 ha; và phân khu phía nam chính là khu đề xuất bảo tồn biển An Thới 8.800 ha (ADB, 1999).

Để bảo vệ diện tích cỏ biển và san hô hiện có ở vùng biển Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định số 19/QĐ UBND ngày 03/01/2007 thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Theo đó, Khu bảo tồn gồm có hai khu: khu bảo tồn cỏ biển rộng 6.825ha trải rộng từ xã Bãi Thơm đến xã Hàm Ninh, tính từ ven biển trở ra 3km; khu bảo tồn rạn san hô rộng 9.720ha thuộc cụm đảo xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc. Ngoài chức năng bảo tồn loài, sinh cảnh các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và các loài động thực vật biển quí hiếm ở huyện đảo này.

2/ Vị trí địa lý và diện tích, thủy văn

Khu Bảo tồn biển Phú Quốc được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng di tích danh thắng ngày 4/12/2009 với diện tích rạng san hô là 9.720ha và thảm cỏ biển là 6.825ha nằm trên địa bàn các xã: Hòn Thơm, Bãi Thơm và xã Hàm Ninh.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía đông bắc, đông nam đảo Phú Quốc và khu phía nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha.

Đối với hợp phần biển, phần lớn phân khu phía bắc nằm trong khoảng giữa bờ biển đến đường đồng mức âm 6m. Phân khu phía nam nằm trong vùng nước nông, hầu hết có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Lặn ngắm San Hô là trải nghiệm đặc biệt tại các quần đảo An Thới

Lặn ngắm San Hô là trải nghiệm đặc biệt tại các quần đảo An Thới

3/ Tài nguyên biển

Biển Phú Quốc được đánh giá là một ngư trường giàu có với trữ lượng cá ước đạt khoảng 464.000 tấn. Ngoài nhóm cá, vùng biển Phú Quốc còn có nhiều nhóm hải sản có giá trị cao như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa v.v…

Ở Bắc đảo thuộc hai xã Hàm Ninh và Bãi Thơm là vùng thảm cỏ biển rộng lớn, phía nam đảo là quần đảo An Thới đây là khu vực có những rạn san hô lớn sinh sống, các rạn san hô ở đây đang là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, nơi đây có tới 152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ, trong đó các họ cá có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 loài, cá dìa 8 loài, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng. Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống, trong đó có 31 loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Động vật thân mềm có 132 loài thuộc ba giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc đụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy. Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong đó hải sâm là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của những loài nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng như dugong (bò biển), rùa biển, cá heo, ngoài hệ động vật hệ thực vật ở đây rất phong phú hiện đảo có chín loài cỏ biển sinh sống, phân bố ở phía đông đảo và một ít ở bắc và nam đảo với tổng diện tích 10.600 ha.

Tàu du lịch đưa khách đi lặn ngắm san hô tại Hòn Thơm - quần đảo nam An Thới

Tàu du lịch đưa khách đi lặn ngắm san hô tại Hòn Thơm - quần đảo nam An Thới

Khu bảo tồn lõi san hô:  Phú Quốc có 21 điểm có san hô, phía Tây Bắc đảo 3 điểm và phía Nam đảo 18 đã cho thấy sự phân bố và diện tích Rạn san hô chủ yếu tập trung ở xung quanh các cụm đảo phía Tây Nam quần đảo An Thới như: Hòn Bần, Hòn Thầy Bói, Hòn Đồi Mồi, Hòn Móng Tay, Gành Dầu, Mũi Ông Quới, Cửa Cạn,…với các loại san hô phân bố vùng ven các đảo chủ yếu thuộc kiểu dạng Rạn riềm không điển hình (Non-fringing reefs) và các loại san hô phát triển trên nền tảng đá, một số khu vực khác phát triển trên nền đáy cát như ở Hòn Vong, nam Hòn Mây Rút. Tổng diện tích Rạn San hô tại vùng biển Phú Quốc là 473,9 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Phú Quốc với diện tích 362,2 ha (76%), diện tích lớn nhất ở khu vực Cửa Cạn 37 ha và nhỏ nhất là Hòn Bần 1,2 ha. Số liệu này đã cho thấy diện tích khảo sát lần này đã tăng lên rất nhiều so với trước đây (năm 2004 chỉ là 130,4 ha) vì có thêm những phát hiện mới về Rạn san hô ở các bãi cạn Hòn Kim Quy, bãi cạn Hòn Mây Rút,…

4/ Các dự án bảo tồn của Khu bảo tồn biển Phú Quốc

a/ Tổ chức DANIDA - Đan Mạch đã tài trợ 4 năm (2008-2011) dự án bảo tồn môi trường Phú Quốc. Dự án đã đạt được một kết quả khả quan, tạo chuyển biến lớn xây dựng được mô hình mới trong công tác bảo tồn biển tại khu bảo tồn biển Phú Quốc. Thông qua các hoạt động của dự án nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương và du khách trong công tác bảo tồn biển và sử dụng hợp lí tài nguyên được nâng lên. Dự án đã tài trợ một số công trình cần thiết cho địa phương như trang bị tàu vận chuyển, thu gom rác, khoan 3 giếng nước ở hòn thơm. Hỗ trợ kinh phí cho 8 thanh niên là con em ngư dân ở xã Hòn Thơm tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch nghề tại trường Kinh Tế Du Lịch Hoa Sữa Hà Nội hiện đã có việc làm ổn định, đào tạo 6 con em ngư dân học lái xe hạng b2, đồng thời hỗ trợ thực hiện kinh tế bền vững cho người dân sống trong khu bảo tồn biển Phú Quốc với nhiều mô hình mới triển khai rất có hiệu quả như : mô hình nuôi ếch và mô hình thuyến thúng kinh doanh dịch vụ du lịch.

Thiên nhiên Phú Quốc thật đẹp - mỗi chúng ta hãy chung tay bảo tồn biển đảo quê hương

Thiên nhiên Phú Quốc thật đẹp - mỗi chúng ta hãy chung tay bảo tồn biển đảo quê hương

b/ Khu Bảo tồn Biển Phú Quốc đã xây dựng được Quy chế phân vùng chức năng để các ngành, các cấp, người dân biết “trách nhiệm và quyền hạn” đối với khu bảo tồn.

Qua thực tế triển khai phổ biến quy chế phân vùng đến các điểm Hàm Ninh, Bãi Thơm, Hòn Thơm và Hòn Rỏi trong khu bảo tồn, nhìn chung người dân ủng hộ, vì chính họ đã trực tiếp tham gia quá trình soạn thảo bản quy chế này. Nhưng vẫn gặp một số khó khăn: làm cách nào cho ngư dân từ nơi khác đến đánh bắt hải sản nắm được quy chế và thực hiện đúng các quy định về neo đậu, đánh bắt hải sản ở từng phân khu chức năng của khu bảo tồn; xác định, tìm được nguồn sinh kế phù hợp cho người dân trong khu bảo tồn để họ có điều kiện sinh sống ổn định, không gây ảnh hưởng đến vùng lõi, vùng đệm tại đây.

Ban quản lý Khu bảo tồn đã thực hiện công việc “khoanh vùng” các phân khu chức năng bằng phao phân vùng để tàu thuyền biết ranh giới hoạt động và thả phao neo để tàu thuyền neo đậu trong khu vực đã được phân vùng tránh thả neo trực tiếp xuống đáy biển làm hư hại rạn san hô. Nhưng sau 4 năm khi dự án Đan Mạch kết thúc thì các phao phân vùng cũng bị dân chài gỡ mất gần hết.

Các hoạt động tuần tra bảo vệ của Ban quản lý, bộ đội Biên phòng, kiểm lâm, Sở thủy sản, mạng lưới bảo tồn dân cư tại chỗ rất hạn chế vì kinh phí không có.

Đối với việc lựa chọn nguồn sống cho người dân vùng bảo tồn cũng không đơn giản. Hầu hết họ đều sống nhờ vào khai thác biển, nhìn chung đều nghèo. Nhất là hơn 90 hộ dân sống bằng nghề lặn ở Hòn Rỏi, họ đều không có nhà, không có đất canh tác, rất khó phát triển nghề chăn nuôi, trồng trọt.

Ban lãnh đạo Khu Bảo tồn biển PQ sẽ xây dựng kế hoạch quản lý 5 năm cho khu bảo tồn Phú Quốc định hướng tới 2015; tiếp tục hỗ trợ nâng cao nhận thức cho ban quản lý, cán bộ cấp tỉnh. Đặc biệt trong chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân, sẽ quan tâm tới việc tạo ra cơ chế xử lý “suối rác thải” tại đảo Hòn Thơm đang gây ô nhiễm cho người dân và vùng biển tại đây.

5/ Quy chế bảo tồn biển Phú Quốc (2/8/2021)

Khu bảo tồn biển có diện tích mặt nước là 40.909,47 ha với 03 phân khu chức năng: phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu Phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - Hành chính và Vùng đệm. Trong đó, bao gồm khu vực bảo vệ rạn san hô và khu vực bảo vệ thảm cỏ biển.

Đối với phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là 7.087,37 ha, bao gồm: phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt cỏ biển với diện tích 6.658,5 ha, giới hạn từ phía Nam cảng Đá Chồng đến mũi Cây Sao, cách bờ 0,5 km trở ra phía biển 07 km; phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt rạn san hô với diện tích là 428,87 ha, giới hạn bởi các mốc tọa độ quanh các đảo hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì, hòn Vông, hòn Mây Rút trong, hòn Trang được giới hạn từ bờ đảo ra phía biển từ 100 - 500 m, riêng phía Tây hòn Vang ra phía biển đến khoảng 800 m.

Phân khu Phục hồi sinh thái với diện tích 11.537,51 ha, bao gồm: phân khu Phục hồi sinh thái thảm cỏ biển với diện tích 11.362,83 ha, có 02 khu vực chính nằm ở phía Đông Bắc và Đông- Đông Nam đảo Phú Quốc; phân khu Phục hồi sinh thái rạn san hô với diện tích 174,68 ha, gồm khu vực nằm phía Tây - Tây Nam hòn Rỏi, phía Bắc hòn Thơm, các khu vực nằm xen kẻ với phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt tại hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì, hòn Vông và Bắc hòn Mây Rút trong từ bờ đảo ra phía ngoài từ 84 - 120 mét tùy từng vị trí.

Phân khu Dịch vụ - Hành chính với diện tích 9.817,02 ha, bao gồm: Phân khu Dịch vụ - Hành chính thảm cỏ biển với diện tích 1.212 ha, là khu vực từ bờ đảo ra phía biển 0,2 km qua các mốc tọa độ từ mũi Dương đến Bắc cảng Đá Chồng và 0,5 km từ phía Nam cảng Đá Chồng xuống đến phía Bắc cầu Cảng vận tải hành khách Bãi Vòng; phân khu Dịch vụ - Hành chính rạn san hô với diện tích 8.605,02 ha, gồm phạm vi diện tích mặt nước các luồng tàu từ ngoài vào trong bờ qua các mốc tọa độ tại hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Gầm Ghì, hòn Vông và hòn Mây Rút trong cùng với khu vực biển bao quanh bên ngoài phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và Phục hồi sinh thái của các đảo phía Nam An Thới. 

Vùng đệm với diện tích 12.467,57 ha nhằm hạn chế các tác động trực tiếp của các hoạt động kinh tế - xã hội từ bên ngoài vào vùng bảo tồn san hô và thảm cỏ biển.

Các hoạt động bị nghiêm cấm trong Khu Bảo tồn biển gồm: thả phao trái phép; tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép. Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép, trừ trường hợp bất khả kháng. Xây dựng trái phép công trình hạ tầng; nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản; lấn chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản. Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định.

Xem thêm>> Quy hoạch đảo Thiên Đường Hòn Thơm

NG:

>> http://www.lanbienphuquoc.com/khu-bao-ton-bien-phu-quoc/

>> https://tongcucthuysan.gov.vn/


Dự án nổi bật

Shophouse The Center Phú Quốc

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

25-40 tỷ/căn

Thị trấn Địa Trung Hải - Ga đi cáp treo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Shophouse

Đang mở bán

Hon Thom Paradise Island

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

70 năm

25-200 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Biệt thự Shophouse Shop Villa

Đang mở bán

The Santo Port

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

TMDV

28-70 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Shophouse

Đang mở bán

Sun Grand City Hillside Residence

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

3-10 tỷ/căn

Sunset Town, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Căn hộ

Đang mở bán

Sun Cosmo Residence Đà Nẵng

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

Đang cập nhật...

Nằm ở Trần Thị Lý, giao Nguyễn Văn Trỗi - quốc lộ 17 + Ven sông

Biệt thự Shophouse Căn hộ

Bài viết liên quan

Quyết định 486/QĐ-TTg điều Chỉnh Quy Hoạch Phú Quốc

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, Kiên Giang đến 2030 vừa được ban hành hôm nay 30/03/2021 số hiệu 486/QĐ-TTg

Cầu Hôn Phú Quốc - Biểu tượng nghệ thuật Địa Trung Hải

Cầu Hôn Phú Quốc do tập đoàn Sun Group kiến tạo là một dự án biểu tượng nghệ thuật và kiến trúc nằm trên mặt biển bờ Tây thị trấn Địa Trung Hải, Nam Phú Quốc đã chính thức được động thổ khởi công vào sáng ngày 13/05/2021.

Chuỗi Lễ Hội, Sự Kiện, Show Diễn Khuấy động Nam Phú Quốc

Một ngày cuối tháng 3/2021, khi mặt trời ngả bóng nhuộm đỏ bầu trời Nam Phú Quốc, những gương mặt hàng đầu của làng mẫu Việt sải bước