Nhà hát Opera Hồ Tây Hà Nội do Renzo Piano thiết kế
Quyết định số 6132/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (tỉ lệ 1/500) tại phường Quảng An và phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP Hà Nội với tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 44,1 ha. Đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỉ lệ 1/500 sẽ có một nhà hát Opera có quy mô lớn, hiện đại, tiêu biểu cho thủ đô.
Nhà hát Opera Hà Nội được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Italy - Renzo Piano (Nguồn: UBND quận Tây Hồ).
Phê duyệt quy hoạch nhà hát Opera tại quận Tây Hồ
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An và phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Theo UBND TP Hà Nội, đồ án nhằm cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị A6 tỷ lệ 1/2000 tại các ô quy hoạch 16, 17, 19 cùng các tuyến đường trong khu vực.
Theo đồ án, khu vực này sẽ hình thành trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề.
Đặc biệt, theo đồ án, điểm nhấn của khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An là sẽ xây dựng một nhà hát có quy mô lớn, hiện đại, tiêu biểu cho thủ đô.
Đồng thời, đồ án thiết lập trục không gian kết nối từ khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây - Hồ Tây - bán đảo Hồ Tây - Sông Hồng - thành Cổ Loa...
Trước đó, đồ án quy hoạch này đã được lấy ý kiến của người dân trong khu vực. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An, được thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị.
Nhà hát Opera là điểm nhấn kiến trúc của đồ án quy hoạch, đồng thời sẽ là không gian trình diễn nghệ thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa chính trị của thủ đô.
Phối cảnh tổng thể đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (Nguồn: UBND quận Tây Hồ).
Lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, nhà hát được xây dựng ở khu vực hồ Đầm Trị nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mặt nước và không nằm trong diện tích mặt nước hồ Tây.
Theo vị này, công trình dự kiến do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Italy Renzo Piano thiết kế, sẽ trở thành biểu tượng văn hóa mới của thủ đô, góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật, tinh thần của người dân.
Renzo Piano - kiến trúc sư thiết kế nhà hát Opera Hà Nội
Renzo Piano là "cha đẻ" của các công trình biểu tượng như trung tâm Georges Pompidou ở Paris (Pháp) hay The Shard ở London (Anh).
Kiến trúc sự Renzo Piano
Nhà hát Opera Hà Nội đang được TP Hà Nội quy hoạch xây dựng tại khu vực Hồ Tây với nguồn vốn xã hội hóa. Công trình do Renzo Piano - kiến trúc sư người Italy thiết kế.
Tiêu sử KTS Renzo Piano
Trong một bài phỏng vấn năm 2018, CNN mô tả Renzo Piano là "một người Italy quyến rũ", sự quyến rũ ấy toát lên bởi sự niềm nở, dễ gần và đặc biệt, ông không phải một người thích khoa trương hay thích được ca tụng. Với vai trò là tác giả của hàng loạt công trình nổi tiếng, ông được giới chuyên môn và truyền thông quốc tế nhắc tên như một ngôi sao của kiến trúc hiện đại.
Renzo Piano sinh năm 1937 ở Genoa (Italy). Ngay từ khi còn trẻ, ông cùng cộng sự của mình - Richard Rogers vượt qua hơn 600 đối thủ trên khắp thế giới, trong đó có nhiều kiến trúc sư nổi tiếng để giành quyền thiết kế trung tâm Georges Pompidou - công trình tâm huyết của cựu Tổng thống Pháp Georges Pompidou, đặt tại Paris. Sau này, ông còn cống hiến nhiều tác phẩm lớn như The Shard ở London (Anh); tòa nhà trụ sở của The New York Times tại New York (Mỹ); nhà hát Parco della Musica Auditorium (Italy)...
Không chỉ là kiến trúc sư nổi tiếng, Renzo Piano còn được biết đến với những triết lý thiết kế luôn tôn vinh các giá trị văn hoá, lịch sử. Ông từng thiết kế một bệnh viện nhi ở Uganda với chất liệu từ đất sét đỏ, gỗ, cát sỏi... những chất liệu khiến ông xúc động khi tới đất nước này. Tại Italy, ông thành lập nhóm kiến trúc sư trẻ G124 để xây dựng những công trình nhằm khôi phục các vùng ngoại ô. Sau sự cố sập cầu Morandi, ông dành tặng cho quê hương bản thiết kế cây cầu mới bắc qua sông Polcevera và dành cả năm để trực tiếp giám sát thi công.
Tòa nhà The Shard ra đời năm 2012. Ảnh: Trainline
Với những đóng góp đó, Renzo Piano là người Italy đầu tiên có mặt trong Top 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, do thời báo Time bình chọn năm 2006. Ông cũng nhận nhiều giải thưởng danh giá trong suốt 60 năm sự nghiệp như Pritzker Prize - được xem là giải Nobel của ngành kiến trúc.
Những công trình nổi tiếng của Renzo Piano
Trung tâm văn hóa Jean Marie Tjibaou do Renzo Piano thiết kế tại New Caledonia mang dáng dấp của những cánh buồm bằng gỗ cao vút lên trời. Mười "cánh buồm" ẩn hiện, hòa mình trong môi trường tự nhiên trên đảo Tinu, nhưng có một cấu tạo rất chắc chắn để có thể chịu đựng được những cơn bão có sức gió trên 240 km mỗi giờ.
Lấy cảm hứng từ cội nguồn văn hoá của người Kanak, Renzo Piano không chỉ sử dụng vật liệu địa phương - gỗ iroko, mà còn áp dụng các kỹ thuật xây dựng truyền thống để tạo nên một công trình được kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và yếu tố xanh.
Thiết kế của Jean Marie Tjibaou hài hòa với thiên nhiên, cho phép ánh nắng chan hòa bên không gian bên trong
Tại Italy, Renzo đã khai sinh ra khu phức hợp âm nhạc thính phòng Parco della Musica, nơi không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hóa của thành Rome, mà còn tái thiết lại cả một vùng đất. Năm 2007, có hơn 730 sự kiện được tổ chức tại đây và lượng khách đạt gần 530.000 lượt. Ngày nay, Parco della Musica ghi dấu ấn với người dân địa phương cũng như khách du lịch bởi nhiều sự kiện văn hoá nghệ thuật lớn được tổ chức tại đây hàng năm.
Ở độ tuổi 83, Renzo Piano vẫn tiếp tục cống hiến với thiết kế của công trình nhà hát Opera đặt tại trung tâm Hà Nội - thủ đô của Việt Nam.
Phối cảnh vẻ đẹp của nhà hát Opera thay đổi vào mỗi khoảnh khắc trong ngày, tương ứng với màu sắc của nền trời, của mặt hồ. Ảnh: UBND quận Tây Hồ
Từng ấp ủ 40 năm nghiên cứu công nghệ kết cấu vỏ mỏng, vị kiến trúc sư người Italy này tiết lộ mong muốn lần đầu tiên ứng dụng công nghệ này vào mái vòm nhà hát Opera Hà Nội. Trong hình dáng gợi nhắc những con sóng trên mặt nước Hồ Tây, mái vòm nhà hát mang vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và đậm nét đương đại. Phần mái vòm cũng được sử dụng hiệu ứng ngọc trai, giúp những khoảnh khắc thay đổi của thời gian như bình minh, hoàng hôn trên mặt nước Hồ Tây được phản chiếu và tạo vẻ đẹp riêng có.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: “Nhà hát Opera Hồ Tây sẽ là công trình biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật thủ đô”
Có khá nhiều công trình kiến trúc trên thế giới trước khi ra đời gặp phải phản ứng, thậm chí là phê phán, nhưng sau đó lại thành công rực rỡ. Ông nghĩ sao về điều này?
Một công trình mới theo quan điểm của tôi, mọi người đừng vội phê phán về nghệ thuật hay kiến trúc, bởi tất cả chỉ là quan điểm cá nhân. Mỗi công trình đều có tiếng nói riêng, đều có linh hồn, và đó là nơi gửi gắm tâm huyết, tài năng, sức sáng tạo của người kiến trúc sư, nhằm tạo nên dấu ấn không chỉ cho vùng đất, cho đất nước, mà có khi là cho cả thế giới sau này. Ví dụ như bảo tàng Guggenheim ở Bilbao hay Nhà hát con sò ở Sydney. Nếu ai quan tâm tới kiến trúc thì đều biết bảo tàng Bilbao từng bị phê phán, nhiều người không hiểu vì sao phải làm một công trình tốn kém như vậy. Hay nhà hát Con Sò ban đầu chỉ là những nét vẽ đơn sơ, nhưng để thành hình thì đó là cả quá trình rất dài từ nghiên cứu kết cấu, ánh sáng... Công trình này ban đầu bị phê phán, nhưng sau đó trở thành biểu tượng, và mọi người lại nói “Ồ tôi đã hiểu cái quan điểm, ý đồ của kiến trúc sư rồi”.
Một công trình khác mà cả thế giới đều biết đén là tháp Eiffel, trước đây được xây để dùng cho triển lãm quốc tế ở Paris, dự định xây xong sẽ phá bỏ. Trước khi xây, nhiều người nói đó là sự điên rồ, xây xong lại muốn bỏ đi, họ ví đây là “một kết cấu thép như con khủng long” giữa một thành phố toàn công trình đá. Nhưng ngày nay nó thu hút biết bao nhiêu du khách, hiệu quả kinh tế là vô cùng, trở thành hiện tượng của cả thành phố, của cả nước Pháp. Rõ ràng, những kiến trúc sư như ông Eiffel đã thể hiện tầm nhìn đi trước thời đại rất nhiều và đặc biệt họ giữ được sự kiên quyết để tạo nên các tác phẩm của mình. Nếu không có họ, sẽ chẳng có những công trình biểu tượng, và cũng không có sự phát triển.
Vậy đấy, chúng ta thường chưa thể hiểu hết ý đồ của kiến trúc sư khi công trình bắt đầu hình thành, cho nên thực tế một công trình thường sẽ gặp nhiều ý kiến khác nhau thủa ban đầu. Kể cả khi đưa công trình ra hội đồng xét duyệt, thì quan điểm của mỗi thành viên cũng đã khác nhau. Cho nên, phản ứng trái chiều là điều không thể tránh khỏi. Nhưng những giá trị của sự sáng tạo, độc đáo và cô đọng sẽ là những giá trị vĩnh cửu.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây chưa phải là thời điểm để đầu tư xây dựng một công trình văn hoá tầm cỡ như nhà hát Opera Hà Nội, khi mà nền kinh tế đất nước chưa đủ mạnh như các nước phát triển. Ông nghĩ sao về điều này?
Sự phát triển của một đất nước thường được đánh giá qua kinh tế, thương mại. Tuy nhiên xu hướng phát triển bây giờ còn phải đồng bộ với văn hóa, với tư duy, và với nghệ thuật. Đây là yếu tố mà chúng ta thường nghĩ không cần thiết làm ngay, hay không cần làm trong thời điểm khó khăn của đất nước. Có thể thấy, tư duy của con người không thể thay đổi trong một sớm một chiều, văn hóa cũng vậy, càng cần dày công mới có thể bồi đắp.
Có thể nói, sự phát triển về văn hóa, tư tưởng, suy nghĩ của con người là rất quan trọng, đôi khi được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển chung của đất nước. Chẳng hạn một ví dụ, nước Pháp nơi tôi sống thời gian khá lâu. Sự phát triển văn hóa của Pháp, châu Âu và các nước tiên tiến khác trên thế giới đã được đầu tư ngay từ bước đầu chứ không phải tới bây giờ họ mới phát triển. Đó là yếu tố sâu sắc, khiêm tốn mà lâu dài. Đó là yếu tố tối cần cho sự phát triển của một đất nước.
Cho nên, không thể nói phát triển văn hóa nghệ thuật đặt ra ngày hôm nay là có thể thực hiện được ngay. Sự phát triển về văn hoá phải tiềm tàng trong tư duy, giáo dục, phong cách sống mỗi người. Soi chiếu vào công trình nhà hát Opera Hà Nội, đây rõ ràng không phải là công trình gây khó khăn trong kinh tế, gây khó khăn cho sự phát triển mà là sự cộng thêm cho sự phát triển của thủ đô. Giá trị cộng thêm ở đây là văn hóa nghệ thuật, và sức hấp dẫn du lịch từ một tác phẩm đẹp. Đó là sự phát triển mang tính chất đồng bộ mà đất nước luôn cần.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: “Nhà hát Opera Hồ Tây sẽ là công trình biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật thủ đô”
Từng bị chỉ trích và yêu cầu dỡ bỏ, tháp Eiffel ngày nay trở thành biểu tượng của Paris, Pháp, đón hàng triệu khách mỗi năm.
Nhà hát Opera Hà Nội với một mái vòm như lớp sóng Hồ Tây, và bao quanh là cả một không gian văn hóa nghệ thuật đậm sắc màu văn hoá. Với một công trình như vậy, ông có cảm nhận gì?
Có thể thấy, đây thực sự là một công trình có ý nghĩa, nơi tôi có thể cảm nhận một sự đồng điệu về giấc mơ, về cảm hứng, và cả sự chân thành của kiến trúc sư trong việc mong muốn tạo ra một công trình đầy tính nghệ thuật và văn hoá tại khu vực Hồ Tây. Từ những nét vẽ mộc mạc cho đến hình ảnh Hồ Tây, đó là những hình ảnh rất đẹp được gom vào một công trình đầy cảm xúc. Nếu công trình này là một con đường, thì đó chính là đường đi đúng, là một tấm gương mà mọi kiến trúc sư đam mê đều mơ ước mình có thể làm được.
Với tôi, công trình này là một yếu tố rất cần thiết cho đất nước Việt Nam, trong giai đoạn này. Và dĩ nhiên về sau nữa, một công trình hàm chứa sự mới mẻ, sự gắn bó kiến trúc và cả những giá trị ẩn chứa lớp văn hóa trừu tượng, lịch sử sâu đậm, đó chính là điều mà đất nước luôn luôn cần.
Với cá nhân ông, kiến trúc sư Renzo Piano - người sẽ thiết kế nhà hát Opera Hà Nội là người như thế nào?
Đối với kiến trúc sư Renzo Piano, tôi có một sự kính trọng sâu sắc. Ở Pháp, thỉnh thoảng tôi cũng gặp ông. Tôi thực sự tôn trọng ông như một kiến trúc sư tài hoa và có nhiều cống hiến trong ngành kiến trúc.
Tôi luôn đánh giá cao Renzo Piano, và thiết kế nhà hát Opera Hà Nội đã thể hiện tầm nhìn xa của ông. Tôi mong một ngày nào đó được tận mắt thấy công trình này trở thành một biểu tượng văn hóa cho thành phố Hà Nội. Tôi nghĩ công trình nhà hát Hồ Tây của kiến trúc sư Renzo Piano sẽ là một trong những công trình biểu tượng cho văn hoá nghệ thuật của thủ đô, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch văn hóa của Hà Nội và đất nước Việt Nam.
Ông nhận định thế nào khi một công trình văn hoá tầm cỡ như nhà hát Opera Hà Nội được đầu tư theo xu hướng Xanh, với rất nhiều cây xanh được trồng bao quanh và giữ nguyên các không gian tâm linh vốn có khu vực Hồ Tây?
Xu hướng mà kiến trúc thế giới bây giờ là bảo vệ môi trường và bền vững, với từ khoá “kiến trúc xanh”, “không gian xanh”. Thành phố Hà Nội cũng chủ trương quy hoạch và xây dựng theo xu hướng Xanh, giữ nền cây xanh và giữ lại không gian truyền thống. Có thể thấy, nhà hát Opera Hà Nội đã đi đúng con đường phát triển của thời đại.
Thêm vào đó, thủ đô Hà Nội đã có chất văn hóa hàng nghìn năm, nghìn đời để lại. Việc lựa chọn địa điểm xây nhà hát trên mặt nước thanh tao của khu vực Hồ Tây, tôi đánh giá là có sự nghiên cứu sâu sắc. Đây thực sự là một điểm chói sáng của công trình này.
Renzo Piano được giới kiến trúc sư toàn cầu ngưỡng mộ bởi nhân cách và những cống hiến không mệt mỏi cho nhân loại.
Không chỉ làm nên tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pompidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Ý còn được kính trọng bởi nhiều thế hệ kiến trúc sư hiện đại với những triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Kiến trúc độc đáo của Nhà hát Opera Hà Nội mà Renzo Piano mong muốn xây dựng tại khu vực Hồ Tây
Với nhà hát Opera Hà Nội, Renzo Piano sẽ làm sống dậy một Hà Nội văn hiến, không chỉ là những giá trị văn hóa đã trường tồn với thời gian, mà còn là văn hóa tiên tiến, tiệm cận với những giá trị tinh hoa của thế giới.
Nhà hát Opera Hà Nội hiện được thành phố Hà Nội quy hoạch xây dựng tại khu vực Hồ Tây với nguồn vốn xã hội hóa. Với tài năng và tâm huyết của Renzo Piano, chúng ta không chỉ chờ đợi một công trình văn hóa mang tính biểu tượng của Hà Nội, mà còn kỳ vọng đón nhận sự tôn trọng và ngưỡng mộ của thế giới, trước một tuyệt tác để đời của huyền thoại Renzo Piano.
Dự án nổi bật
Hon Thom Paradise Island
Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
70 năm
25-200 tỷ/căn
Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc
Biệt thự Shophouse Shop Villa
The Santo Port
Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
TMDV
28-70 tỷ/căn
Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc
Shophouse
Sun Urban City
Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
Sở hữu lâu dài
Căn hộ: 1.5-3 tỷ/căn | Townhouse 5.4-8 tỷ/căn | Villa 18-25 tỷ/căn
Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
Biệt thự Shophouse Nhà phố Căn hộ
Xanh Island | Sun Cát Bà Hải Phòng
Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
TMDV
Đang cập nhật...
Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng
Biệt thự Shophouse Căn hộ
Phân Khu Kim Ngân
Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
Sở hữu lâu dài
Townhouse: 6-10 tỷ/căn. Villa 18-26 tỷ/căn
Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
Biệt thự Shophouse Căn hộ Nhà phố
Bài viết liên quan
"Cơn Bão Khủng" Ra Mắt Shophouse The Center Nam Phú Quốc
Sáng ngày 18/04 ngay tại GEM Center TP. HCM, sự kiện ra mắt shophouse The Center - Sắc màu thị trấn Địa Trung Hải - Tâm điểm phồn hoa..
Sun Group đầu Tư Trăm Tỉ Cho Các Lễ Hội Khắp Ba Miền Từ 30/4
Lễ hội du lịch biển kéo dài 4 tháng ở Thanh Hóa; lễ hội, show nghệ thuật đỉnh cao tại Sun World Ba Na Hills hay Fansipan Legend... Cả một mùa hè
Sun Group Qua Những Hệ Sinh Thái Tỉ đô Khắp Ba Miền Việt Nam
Khắp từ Bắc tới Nam, những hệ sinh thái chất lượng - đẳng cấp - khác biệt trị giá nhiều tỉ USD do Tập đoàn Sun Group kiến tạo