Nguồn gốc và những câu chuyện huyền thoại về Chó Phú Quốc

Thông minh, chạy nhanh như gió, săn mồi cực giỏi, tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chết vì chủ…, đó là những đặc điểm của chó Phú Quốc, loài chó được giới thợ săn mệnh danh là “khuyển vương”, hay “sói lửa miền viễn Tây”... Chúng ta cùng Vpq khám phá nguồn gốc và những câu chuyện huyền thoại lừng danh về Chó Phú Quốc theo dòng lịch sử.

Chó Phú Quốc - Ảnh tư liệu sưu tầm

Chó Phú Quốc - Ảnh tư liệu sưu tầm

NGUỒN GỐC CHÓ PHÚ QUỐC

Người dân tại huyện đảo Phú Quốc vẫn truyền tai nhau rằng, Rồng sau một lần bay "lạc” vào vùng biển gần đảo Phú Quốc đã gặp tiểu Kỳ lân vốn sống trên đảo, cả 2 đã ở cùng nhau suốt 7 ngày, 7 đêm, sau đó Rồng bay về trời. Kỳ lân ở lại đảo rồi mang thai sinh ra giống chó rừng, được xem là tiền thân của chó xoáy Phú Quốc ngày nay.

Đó là lối lý giải có phần huyễn hoặc nhưng còn một lý giải khác có vẻ khoa học hơn khi cho rằng, các thương thuyền Bồ Đào Nha và Hà Lan chở nô lệ đem bán ở châu Á đi ngang đảo. Cư dân đảo Phú Quốc đã cung cấp lương thực, nước ngọt và được các thủy thủ trao đổi hoặc tặng những con chó có xoáy trên lưng.

Một giả thuyết khác được cho là có cơ sở thực tế hơn khi lý giải tổ tiên loài chó xoáy Phú Quốc ngày nay vốn là chó rừng trên đảo. Cư dân bắt về thuần dưỡng thành giống chó nhà bây giờ. Nhưng khi hỏi giống chó rừng trên đảo Phú Quốc từ đâu mà có thì không ai giải thích rõ ràng được. Chỉ có một điều chắc chắn là vì xa đất liền nên dòng chó xoáy Phú Quốc tồn tại như một “bộ lạc” sống cách ly và giữ được nguồn gen tốt, ít bị lai giống.

Theo Wikipedia thì nguồn gốc của chó Phú Quốc hiện nay chưa xác định. Theo một số người, chó lông xoáy Phú Quốc được bắt đầu từ một giống chó lông xoáy của Pháp khi lạc trên hoang đảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở đây thành một loại chó hoang.

Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái, có vài lập luận để thuyết minh rằng chó Phú Quốc đến từ Thái Lan. Tuy nhiên các luận cứ này chưa đáng tin cậy và thiếu tính thuyết phục vì tính chính xác của nó.

Ngày 14 tháng 12 năm 2008, Hiệp hội Chó giống quốc gia Việt Nam (VKC) đã chính thức đăng ký giống chó Phú Quốc với Hiệp hội Chó giống quốc tế để được thế giới công nhận.

Chùm lông xoáy ngược của chó Phú Quốc

Chùm lông xoáy ngược của chó Phú Quốc là đặc điểm chỉ xuất hiện ở 3 loài chó trên thế giới.

ĐẶC ĐIỂM CHÓ PHÚ QUỐC

Dải lông đặc biệt mọc ngược chiều so với phần lông trên mình chó Phú Quốc được kéo dài từ vai đến hông và đối xứng qua xương sống với nhiều hình dạng: hình kim, hình mũi tên, yên ngựa, hình cây đàn hoặc chiếc lá… Mặc dù chỉ có khoảng 40% số chó con sinh ra trong một lứa có mang xoáy lông trên lưng, một số khác có xoáy ở sau mông hoặc trên cổ nhưng các xoáy và dải lông mọc ngược này vẫn được coi là đặc điểm đặc trưng nhất của loài chó Phú Quốc. Nhắc đến chó Phú Quốc, ai cũng tấm tắc khen ngợi. Vì vậy, tên gọi “sói lửa miền Tây” hay “khuyển vương” được gán cho loài chó tinh khôn này.

Đặc điểm chó Phú Quốc

Đặc điểm chó Phú Quốc

Không chỉ quý hiếm vì các xoáy và dải lông mọc ngược trên lưng, chó Phú Quốc được mệnh danh là khuyển vương bởi rất nhiều tập tính nổi trội. Là “cộng sự” tuyệt vời trong những chuyến săn bắt từ hàng trăm năm nay tại Đảo Ngọc, các đặc tính ưu việt trong kỹ năng săn mồi khiến chó Phú Quốc luôn được bất cứ người thợ săn nào cũng rất ưa thích tin dùng. Chúng chạy rất nhanh và có thể đổi hướng chạy một cách đột ngột, bởi vậy những con mồi giỏi lủi như chuột hay thỏ cũng khó lòng thoát khỏi, đồng thời, chúng còn có thể tự săn chuột, khỉ, lợn rừng rồi tha về cho chủ, hay săn cả những con thú có kích cỡ lớn như: hươu, nai…

Đặc điểm của Chó Phú Quốc

Đặc điểm của Chó Phú Quốc

Còn giữ nhiều bản tính hoang dã, loài chó này tự đào hang để đẻ và nuôi con trong đó. Hàng ngày, chó mẹ mang thức ăn về nuôi con và nằm chặn ở cửa hang để che gió khi trời lạnh. Tới khi đàn con cứng cáp, chó mẹ mới dẫn đàn về nhà chủ. Chó Phú Quốc còn có biệt tài bơi dưới nước rất giỏi và bắt cá dưới biển làm thức ăn. Chúng có bộ lông mượt và ngắn (chỉ khoảng 1 – 2 cm), khi bị ướt chỉ cần lắc mình vài lượt bộ lông sẽ khô nhanh trở lại. Ngoài ra, loài chó này còn có một đặc điểm vượt trội nữa là rất giỏi leo trèo như loài mèo, không sợ độ cao, có thể leo qua tường, trèo hàng rào hay thản nhiên đi dạo trên mái nhà.

Bảng công thức tiêu chuẩn của Chó Phú Quốc

Bảng công thức tiêu chuẩn của Chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc - Ảnh 1

NHỮNG LỜI ĐỒN ĐOÁN LY KỲ VỀ SÓI LỬA

Theo lời giới thiệu của gã xe ôm tên Tâm, người bản địa, chuyên ăn bám sân bay thì ở Phú Quốc khi nhắc đến loài chó xoáy hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, người nắm giữ nhiều câu chuyện về sói lửa nhất ở đảo ngọc có lẽ không ai vượt qua được ông Ba Thành. Hơn tuần trước, chính tôi chạy xe đưa ông Ba từ sân bay về An Thới. “Ổng năm nay vừa tròn 60 tuổi, sống ở Sài Gòn 5 năm qua, thỉnh thoảng mới về đảo thăm con cháu”, anh Tâm cho hay. Chính vì vậy, sau khi cất hành lý, anh xe ôm đã cùng tôi đi diện kiến người đàn ông này.

Khoảng gần một giờ đồng hồ dặt dẹo trên xe máy, tôi mới đến được nơi cần đến. Mặc dù sinh sống ở Sài Gòn mấy năm nay nhưng ông Ba vẫn còn nông dân lắm. Nước da của ông vẫn đen giòn như hồi còn trần trùng trục đi kéo cá. Lúc tôi đến, người đàn ông này đang ngồi ở chiếc võng ngoài vườn hóng mát. Thấy anh Tâm xe ôm chở khách đến nhà, ông Ba nhìn với ánh mắt dò xét, lạ lùng. Sau khi biết tôi là nhà báo, đến tìm hiểu về chó xoáy, ông Ba lập tức rót nước và bắt đầu những câu chuyện về khuyển vương.

Chó Phú Quốc - Ảnh 2

Tâm sự với chúng tôi, ông Ba Thành cho biết: Đến nay, đã hàng trăm năm kể từ khi khuyển vương xuất hiện, chính tôi cũng như người dân Phú Quốc đều không biết nguồn gốc thực sự của giống sói lửa này. Ngày xưa, các cụ truyền thường kể cho con cháu nghe về một truyền thuyết rất ly kỳ về gia phả của chó xoáy. Đó là vào một ngày nọ, bỗng nhiên từ trên trời, một con rồng lạc vào vùng biển gần đảo Phú Quốc.

Nó ở đây mấy ngày và gặp tiểu kỳ lân vốn sống trên đảo. Như duyên trời, hai con vật trong truyền thuyết này đã ở cùng nhau một thời gian dài. Sau này, khi rồng bay về thiên đình, kỳ lân ở lại có mang rồi sinh ra giống chó rừng. Đây được coi là tổ tiên của loài chó xoáy Phú Quốc. Theo ông Ba, trước đây, người dân nơi đây ai cũng thuộc lòng và truyền tai nhau câu chuyện này. Tuy nhiên, đến nay, họ biết rằng đó chỉ là câu chuyện huyễn hoặc, các tiền nhân sáng tác ra để răn dạy con cháu phải biết quý trọng giống chó quý hiếm này.

Nhấp một ngụm trà nóng, ông Ba tiếp lời, cũng có nhiều người nói rằng, sói lửa được sinh ra ở một đảo hoang mà rất ít người biết đến.

Sau này, chúng được một bọn cướp biển châu Âu nuôi trên tàu nên rất quen với cảnh sóng nước. Thậm chí, khi ném xuống biển, chúng có thể bơi và bắt cá rất giỏi. Đó chính là lý do giải thích vì sao chân chó Phú Quốc có màng. Trong một lần đi săn tàu hàng trên biển, do gặp bão, đám cướp biển phải tấp vào đảo ngọc trú ẩn. Và từ đây, chó xoáy bắt đầu sinh sôi nảy nở ở huyện đảo tỉnh Kiên Giang này.

"Khi còn nhỏ, tôi thường được cha kể lại rằng, ngày xưa, thuyền của thương gia châu Âu chở nô lệ đi bán ở châu Á, khi đi ngang đảo ngọc, ngư dân đảo Phú Quốc đã cung cấp lương thực, nước ngọt cho các thành viên trên tàu. Khi đó, thương gia châu Âu thường đổi những con chó xoáy trên lưng lấy hàng hóa của người dân bản địa. Tuy nhiên, cha tôi cũng chỉ được các cụ ngày xưa nói lại chứ chưa ai khẳng định được điều đó, ông Ba bộc bạch. Cũng theo người đàn ông này, mặc dù nhiều giả thuyết như vậy nhưng người dân nơi đây vẫn tin rằng, chó Phú Quốc là cư dân bản địa. Từ đầu chúng là những con chó hoang dã, chuyên hoạt động theo đàn và đi săn mồi. Sau này, chính người dân đảo ngọc đã đưa chúng về nhà và thuần hóa chúng thành chó săn.

Lược sử ghi nhận Chó Phú Quốc

4 CON CHÓ CỦA VUA GIA LONG

Theo dân gian truyền lại, trong cuốn “Nguyễn Phúc tộc đề phả tường giải đồ”, một cuốn sách gia truyền ghi chép và lý giải tất cả những chuyện liên quan đến hoàng tộc đã kể chi tiết rằng Vua Gia Long từng nuôi 4 con chó Phú Quốc, chúng cùng ông vượt bao nguy hiểm và không ít lần liều mạng cứu chủ nhân, chính vì thế sau khi lên ngôi, nhà vua đã phong cho chúng danh hiệu “Cứu khốn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân”, và sau khi chúng qua đời đều được lập miếu thờ.

4 con chó vua Gia Long

Vua Gia Long nuôi 4 con chó Phú Quốc (2 đực, 2 cái), 4 con chó này đã theo ông trong suốt những năm bôn tẩu, từ miền biển lên miền núi, từ nơi bình an đến chốn hiểm nghèo. Sử sách nhà Nguyễn đương nhiên không ghi những chiến công của những con chó, vì chuyện “chó” có lẽ là chuyện “nhạy cảm” nên các sử gia không tiện chép lại. Vả lại, chính sử nhà Nguyễn là cuốn Đại Nam thực lục (gồm Tiền biên và Chính biên) được khởi biên từ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), mãi đến năm 1909 mới hoàn thành, phần nói về vua Gia Long và các chúa Nguyễn chỉ đề cập đến các sự kiện chính, không nêu nhiều chi tiết. Tuy nhiên, sách Nguyễn Phúc tộc đế phả tường giải đồ, một cuốn sách gia truyền ghi chép và lý giải tất cả những chuyện liên quan đến hoàng tộc, lại ghi rất rõ về 4 con chó này, không những về chiến công mà còn mô tả khá kỹ về đặc tính của chó Phú Quốc. Cuốn sách hiện vẫn còn lưu giữ trong gia đình ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố.

Chó Phú Quốc - Ảnh 3

Ông Ưng Viên bảo, nếu không có 4 con chó Phú Quốc cứu nguy thì ông Gia Long 2 lần chết chắc trước khi lên ngôi.

Lần thứ nhất, khi bị quân Tây Sơn truy đuổi ở dưới chân phía Nam dốc Gành Đỏ (vùng Bằng Lăng, Phú Yên), ông trốn vào một lũy tre, xung quanh là bụi rậm. 4 con chó vây quanh bảo vệ ông. Không ngờ trong bụi rậm này có một hang rái cá (khoảng 10 con lớn nhỏ). 4 con chó khống chế đàn rái cá, khiến chúng im thin thít. Khoảng 1000 quân Tây Sơn cùng một bầy chó Ngao siết chặt vòng vây. Khi vòng vây khép lại còn đường kính khoảng 30 mét, những con chó Phú Quốc khôn ngoan lập tức mở đường cho bầy rái cá chạy để đánh lạc hướng bầy chó Ngao. Quả nhiên bầy chó Ngao rượt đuổi theo bầy rái cá và quân Tây Sơn chuyển cuộc truy lùng theo hướng bầy chó Ngao, nhờ đó mà vua Gia Long thoát nạn.

Lần thứ 2, khi ông bị truy đuổi ở Cà Tang hạ (Quế Sơn, Quảng Nam), cùng đường phải chui vào một bụi rậm, 4 con chó cũng vây quanh bảo vệ. Khi quân Tây Sơn hãm sát nơi ông trú ẩn, họ dùng giáo chọc khắp nơi. Một con chó đã lấy thân mình đỡ ngọn giáo đâm vào ông, 3 con còn lại mở đường cho ông chạy thoát.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long khi bình công phong thưởng cho tướng sĩ, đã không quên sắc phong cho 4 con chó Phú Quốc danh hiệu: “Cứu khổn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân”. Sau khi 4 con chó qua đời, ông đã cho an táng và lập miếu thờ trọng thể.

KHI CHÓ PHÚ QUỐC LÀ QUÂN KHUYỂN

Không chỉ vua Gia Long nuôi chó Phú Quốc để phò tá cho mình, quân đội nhà Nguyễn còn dùng chó Phú Quốc làm quân khuyển, vô cùng lợi hại. Cần biết, trước đó quân đội Tây Sơn cũng dùng chó Phú Quốc làm quân khuyển, nhưng sau đó không biết vị quân sư nào làm tham mưu đã thay chó Phú Quốc bằng chó Ngao (giống chó Ngao Tây Tạng ngày nay), tưởng rằng chó Ngao dũng mãnh hữu hiệu hơn, nhưng sự thực thì chó Ngao không tinh nhạy bằng chó Phú Quốc, hơn nữa Ngao là giống chó xứ lạnh, không thích hợp với đặc điểm thổ nhưỡng miền Nam nước ta nên nhanh chóng bị bệnh tật, thoái hóa. Theo nhận xét của ông Ưng Viên thì một trong nhiều nguyên nhân quân đội nhà Tây Sơn thua quân đội nhà Nguyễn là quân đội Tây Sơn đã dùng chó Ngao thay cho chó Phú Quốc.

Chó Phú Quốc - Thần khuyển đại tướng quân

Chó Phú Quốc - Thần khuyển đại tướng quân

Dùng chó Phú Quốc làm quân khuyển có những điểm ưu việt mà cha ông ta đã sớm thấy rõ:

Thứ nhất, chó Phú Quốc khi xác định được lãnh địa thì làm chủ hoàn toàn lãnh địa của mình, nghĩa là chúng không sợ bất cứ “thằng nào con nào”, kể cả cọp nếu bước vào lãnh địa của chúng. Điều đó cũng có nghĩa là không có bất cứ một người lạ, vật lạ nào rơi vào phạm vi lãnh địa của chúng mà chúng không phát hiện. Do đó, thám báo, gián điệp  không thể trà trộn vào các đội quân có chó Phú Quốc.

Thứ hai, chó Phú Quốc là giống chó săn tài ba, chúng có khả năng truy tìm đến cùng dấu vết con mồi và rất ít khi bỏ cuộc. Chúng lại có khả năng tuân thủ mệnh lệnh một cách chính xác mà không tốn nhiều công huấn luyện. Vì vậy, chúng được sử dụng tốt nhất trong trinh sát (du binh). Dấu vết địch quân, việc bố trí lực lượng và mọi động thái dịch chuyển của địch quân đều khó có thể “qua mắt” được chó Phú Quốc.

Thứ ba, bảo vệ chủ và tự vệ tốt. Trong điều kiện chiến đấu bằng giáo mác, cung tên và súng ống thô sơ, chó Phú Quốc có thể hỗ trợ, phối hợp với chủ trong tấn công kẻ địch và phòng thủ bảo vệ chủ, đặc biệt hữu hiệu trong phục kích và đoạn hậu. Chúng có khả năng né tránh tốt nên ít bị thương vong. Đặc biệt, chó Phú Quốc không ăn những thức ăn “nhân tạo” (có bàn tay “chế biến” của người không phải là chủ nó) nên rất khó bị mắc bẩy hoặc bị dùng thuốc độc tiêu diệt.

Thứ tư, chó Phú Quốc là một nhà phong thủy đại tài. Phát hiện nơi nào “đất lành”, nơi nào “đất dữ” là khả năng có ở nhiều loài chó, nhưng rõ nhất là ở chó Phú Quốc. Quân đội nhà Nguyễn khi trú quân, nơi nào chó Phú Quốc có những biểu hiện bất an và không chịu nằm, nơi đó không dựng trại, chỉ dựng trại ở những nơi chó có biểu hiện an lành và chịu nằm. Nơi “đất lành” chính là nơi có địa y tốt, không bị tác hại bởi chướng khí, tạo hưng phấn và ngăn ngừa được dịch bệnh.

Thứ năm, cũng theo sách trên, chó Phú Quốc có khả năng phát hiện bệnh tật của chủ và tìm cây lá về cho chủ ăn để chữa bệnh. Khả năng này của chó Phú Quốc còn được ghi trong 2 cuốn sách là Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính và Nguyễn Phúc tộc y gia truyền thế thường hành (cũng là các cuốn sách gia truyền của hoàng tộc nhà Nguyễn), trong đó có ghi chép những loại thảo dược do chính chó Phú Quốc tìm về chữa bệnh cho chủ. Trong quân đội, chó Phú Quốc giúp ích nhiều cho các nhà quân y sớm phát hiện để ngăn chặn bệnh tật cho tướng sĩ.

Những khả năng nói trên của chó Phú Quốc hiện nay có rất ít người biết tới, nhưng cha ông ta đã từng phát hiện, khai thác và đúc kết. Đó là một trong những bí mật quân sự của tiền nhân và vẫn đang tiềm ẩn trong những con chó Phú Quốc ngày nay.

CÂU CHUYỆN 6 CHÚ CHÓ PHÚ QUỐC

Trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này, ai ai cũng nằm lòng câu chuyện về trận thư hùng nổi tiếng giữa 6 chú chó Phú Quốc và con rắn hổ mây khổng lồ ở suối Tranh. Vào thời xa xưa đó, khi đảo Phú Quốc còn hoang sơ với nhiều rừng rậm, thú hoang và rắn rết, chứ chưa phát triển như bây giờ, nơi đây, ngoài giống chó đặc biệt còn nổi tiếng với một loài được mệnh danh là “tử thần”: Rắn Hổ mây hay còn gọi là rắn chúa. Rắn chúa đi bằng phía đuôi, nửa phần thân trên dựng lên vuông góc so với mặt đất đến vài mét, khi săn mồi luôn thở phì phì khiến lá cây xao động. Sự hung dữ, nọc độc, độ to lớn và tốc độ của nó khiến bao thợ săn lành nghề e sợ, kẻ thì bỏ mạng, người thoát nạn thì đa phần gặp ác mộng, không dám đi săn nữa, hoặc lên chùa quy y để tạ ơn trời Phật cứu mạng khi gặp “tử thần”.

Chuyện kể rằng, người thợ săn cùng 3 con “sói lửa” đi săn, khi đến khu vực gần suối Tranh thì bỗng chúng dừng lại sủa inh ỏi không chịu tiến lên nữa. Khi người thợ săn đến nơi thì ông thấy một con rắn hổ mây to như thân cây chuối, màu xám mốc đang nằm cuộn mình trên tảng đá. Hoảng sợ đến tột độ, ông vội vàng chạy thục mạng về làng mong thoát thân. Tuy nhiên, khi về đến nơi không thấy 3 con chó của mình đâu, người thợ săn cùng mọi người xách súng quay lại thì thấy 3 con chó của ông hợp cùng 3 con chó của một thợ săn khác đang lùng sục con rắn. Sau khi thấy con hổ mây trên một cây lớn, chúng phân thành 3 cặp lao vào tấn công con rắn. Sau cuộc chiến chừng 1 giờ đồng hồ, con hổ mây đã bị hạ gục nhưng chỉ 3 chú chó gượng dậy được, còn 3 con đã phải bỏ mạng vì nọc độc của hổ mây. Trong số 3 con tử trận có đến 2 con của người thợ săn kia. Nhìn hai chú chó trung thành vẫy đuôi lần cuối từ biệt chủ, không ít người đã rơi nước mắt. Con rắn hổ mây đó đã được bán cho một người ở Hà Tiên mang về ngâm rượu thuốc. Sau khi chôn cất những chú chó này xong, người thợ săn đó đã không bao giờ bước chân vào rừng nữa.

Chó Phú Quốc - Ảnh 4

Hay một câu chuyện nữa mà trong lúc trà dư tửu hậu người Phú Quốc cũng hay kể cho con cháu nghe về sự hi sinh quên mình cứu chủ của loài chó của họ. Chuyện kể rằng, trước đây, có ông Hai Chi sống tại thị trấn Dương Đông nổi tiếng là một thợ săn liều lĩnh, chưa một chuyến săn hay một loài thú nào làm ông run sợ. Một ngày, trung lúc cùng hai con “sói lửa” đi vào rừng săn hươu, ông vô tình giáp mặt con rắn hổ mang chúa to bằng bắp chân, nó lao thẳng vào ông định đớp, nhưng ngay lập tức chú chó săn đi cùng đã lao ra cản và cùng con còn lại hợp sức đánh đuổi con rắn để ông Hai có thời gian thoát thân. Một lúc sau, một trong hai con trúng nọc độc sùi bọt mép chết, ông Hai Chi vừa khóc vừa ôm con chó về chôn ở vườn nhà, hàng ngày ông đều ra vườn nói chuyện với nó.

Còn bao câu chuyện, bao truyền thuyết nữa về sự thông minh lanh lợi và trung thành của loài chó xoáy Phú Quốc mà hàng ngày người dân Phú Quốc vẫn kể lại cho nhau nghe. Có chuyện nghe rất thật, có chuyện nghe ảo kỳ như huyền thoại, nhưng dù thật dù ảo cũng không ai có thể phủ nhận được những ưu điểm của loài chó này và sự gắn bó của nó với cuộc sống một thời của người dân nơi đây.

NGƯỜI BẠN CỦA ĐỒN BIỂN PHÒNG

Không chỉ được người dân thương yêu, những chú chó Phú Quốc rất được cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên đảo quý mến. Đại tá Đặng Văn Thống, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang chia sẻ: “Tuy chưa phải là chó nghiệp vụ theo quy định, nhưng nhiều Đồn Biên phòng trên vùng biển Kiên Giang vẫn gắn bó với những chú chó Phú Quốc như “người bạn” thân thương với nhiều câu chuyện cảm động”. Đến các Đồn Biên phòng ở Thổ Châu, Gành Dầu, Xà Lực (Phú Quốc), sẽ được nghe nhiều câu chuyện cảm động về người bạn “khuyển vương” Phú Quốc sống có nghĩa, có tình với người lính.

Thiếu tá Dương Thanh Hoàng, Chính trị viên phó Đồn Gành Dầu kể: “Thời làm chỉ huy Đồn Gành Dầu, Đại tá Đinh Hữu Hoan (nay là Phó Chính ủy Hải đoàn 28- BĐBP Kiên Giang) rất thích nuôi chó và có con mực rất khôn. Mỗi khi thấy lực lượng tuần tra chuẩn bị quân trang, quân khí đi làm nhiệm vụ là nó chạy ra trước cổng chờ sẵn. Khi xác định lực lượng đi hướng nào, nó liền chạy theo “tháp tùng” đoàn.

Đồn Biên phòng đảo Thổ Châu, cách Phú Quốc hơn 100km có 9 chú chó. Những chú chó này đã phát huy vai trò như là những người “lính gác” rất nghiêm khắc. Thiếu tá Trịnh Thanh Bình, Trạm phó Trạm Biên phòng Bãi Dong cho biết, đàn chó được các chiến sĩ huấn luyện cứ 2 con là gác chung 1 ca, đến khi nào nhìn thấy đôi khác vào thay mới chịu rời vị trí. Khi thấy người lạ vừa bước vào “vùng cấm”, một con chạy sâu vào Ban Chỉ huy tìm người, con còn lại vừa sủa, vừa giữ chân không cho người lạ tiến lùi nửa bước, rồi ngoặm vào ống quần lôi xuống, bắt ngồi ghế chờ.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xà Lực, không quên câu chuyện đầy cảm động về tình cảm của con chó tên Vện với những người lính nơi nơi đây. Trung tá Danh Đồng, Chính trị viên phó Đồn Xà Lực bồi hồi: Lần đầu ra đây nhận nhiệm vụ, tôi cứ lo sẽ mất nhiều thời gian tìm đường đến đơn vị. Tuy nhiên khi tàu vừa cập bến, một ông lão đã gọi tôi lại nói ngay: “Chú mới ra Đồn phải không? Đi theo con Vện nhé... Chưa kịp hiểu, thì đã thấy con chó xoáy lưng với màu lông rằn ri như cọp ngoe nguẩy cái đuôi rồi từ từ đi trước.

Chỉ một lúc theo sau, tôi đã tới Đồn”. Đặc biệt, khi chuyện con Vện chết đã để lại trong toàn đơn vị niềm xúc động mạnh. “Con Vện do Đồn trưởng Cao Như Sơn mang về nuôi, sau đó anh Sơn chuyển công tác. Vậy mà trước lúc lìa đời, con Vện đã tìm đến phòng làm việc của vị Đồn trưởng năm xưa để trút hơi thở cuối cùng”. Cả đơn vị xúc động và mang xác con Vện đi chôn”, giọng Trung tá Đồng đầy cảm xúc.

VỊ CỘNG SỰ TRUNG THÀNH

Ông Võ Công Minh (SN 1941) ở Bến Tràm, xã Bãi Thơm cũng từng là một tay săn có tiếng chia sẻ về ký ức cũ: Đàn chó của ông không chỉ khôn ngoan mà còn là một cộng sự rất trung thành và “biết điều”. Mỗi lần tự săn mồi xong, chúng đào lỗ chôn (tránh thú khác lấy xác) mới chạy về sủa, dẫn chủ đến mang về”. Theo ông Minh, cái hay là chúng tuyệt đối không bao giờ dám “ăn cơm trước kẻng”. Chủ cho ăn gì thì chúng mới dám ăn thứ đó.

Là “thợ săn” khét tiếng, nhưng những chú “khuyển vương” Phú Quốc là một loài vật “giàu tình cảm” với con người. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng người Phú Quốc vẫn lưu truyền câu chuyện xả thân cứu chủ của con chó tên Chiến.

Chó Phú Quốc - Ảnh 5

Chuyện rằng, trong một lần dẫn chó đi săn ở rừng Vồ Đình, ông Tư Bành bất ngờ gặp con rắn hổ mây to như bắp chân đang giương đầu lên... Kinh nghiệm đi săn cho ông biết, con rắn sẵn sàng “ăn tươi nốt sống” người đã xâm phạm lãnh địa của chúng. Lúc đó, ông đã tháo chạy, nhưng nghe tiếng cây cỏ loạt soạt phía sau lưng, ông đã nghĩ đến tình huống xấu nhất.

Nhưng không. Có lẽ nhận ra sự nguy cấp của chủ, bất chấp sự to lớn của con mãng xà đang vô cùng hung hãn, con chó của ông (tên Chiến) đã lấy thế rồi nhắm yết hầu con rắn mà cắn. Bị tấn công bất ngờ, con rắn hướng mục tiêu sang con Chiến. Nhờ đó mà ông Bánh thoát chết, nhưng con Chiến ra đi trước sự bộc phát quá mạnh của nọc rắn.

TRIỂN KHAI THẾ TRẬN CHIẾN ĐẦU KẺ THÙ

Ông Huỳnh Văn Chín (SN 1953- Khu Tượng, xã Cửa Dương), từng là thợ săn “vang bóng một thời” ở Phú Quốc cho biết: Chó Phú Quốc là nỗi khiếp đảm của mọi con mồi. Chó Phú Quốc có thể săn được heo rừng, nai to lớn hơn chúng nhiều lần. Điểm độc đáo ở đây là, dù không được đào tạo, huấn luyện bài bản, nhưng chúng có những bản năng săn mồi rất đa dạng, tinh khôn. Chó Phú Quốc không chỉ biết tấn công vị trí hiểm nhất của con mồi, mà còn mưu trí phân công, dàn thế trận để khống chế con mồi rồi sủa lên cho chủ tới xử lý.

Cho đến bây giờ ông Chín vẫn nhớ một kỷ niệm trong đời đi săn. Đó là trong một lần gặp phải heo nanh (heo rừng già, có nanh) khoảng 50kg. Một mình con chó Phú Quốc thì không thể chiến đấu với heo rừng. Nhưng chúng đã biết gọi đồng bọn triển khai thế trận. 2 con đực to nhất đàn kè 2 bên gò má con mồi vừa cắn vừa sủa, 1 con chạy trước mặt sủa liên tục như để trấn áp tinh thần, con đầu đàn chỉ chạy bên ngoài, vừa đôn đốc 3 con chó giữ khoảng cách hợp lý, vừa dùng miệng cắn bỏ cây cỏ dọn chướng ngại vật xung quanh”. Với thế trận như gọng kìm đó, con heo rừng đã phải “đầu hàng” và trở thành chiến lợi phẩm của đàn chó.

TRUYỀN CẢM HỨNG CHO PHÚ QUỐC NGÀY NAY

Tại Bãi Khem (Bãi Kem) Phú Quốc có khu nghỉ dưỡng JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa có cánh cổng mang tình biểu tượng và thấm đẫm văn hóa bản địa. Đó là biểu tượng 4 chú chó Phú Quốc ngồi cảnh gác trên đỉnh cổng nhìn về bốn hướng khác nhau. Đây là một công trình mang tính biểu tượng của Phú Quốc mang lại cảm xúc đặc biệt cho du khách cũng như là một địa danh thân quen của dân địa phương với cái tên thân thuộc "Cổng 4 con chó".

Cổng 4 con chó Phú Quốc

Cổng 4 con chó Phú Quốc

Khách sạn JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa được tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng và chính kiến trúc sư nổi tiếng Bill Bensley thiết kế. Lấy chó Phú Quốc làm biểu tượng chính cho khách sạn hạng sang này. Ngay từ cổng vào chúng ta có thể bắt gặp 2 con chó Phú Quốc rất to cao đang nằm đón chủ từ hai bên cánh.

Hai chú chó gác cổng vào JW Marriot Phu Quoc Resort

Hai chú chó gác cổng vào JW Marriot Phu Quoc Resort

Hai chú chó gác cổng vào JW Marriot Phu Quoc Resort - Ảnh 1

Ngay chính trong khu nghỉ dưỡng JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa biểu tượng Chó cũng được bố trí sắp đặt tại các không gian phía ngoài của sảnh, nhà hàng, phòng nghỉ.., Những chú Chó Phú Quốc rất cao to, uy nghi và bệ vệ đứng canh gác.

2 chú chó Phú Quốc canh gác không gian phía ngoài phòng nghỉ của du khách

2 chú chó Phú Quốc canh gác không gian phía ngoài phòng nghỉ của du khách

Cổng 4 con chó là bước đánh dấu thời kỳ đổi mới cho Phú Quốc. Xuất hiện và hoàn thành vào năm 2016 cùng JW Marriot Phú Quốc đã mang Phú Quốc ra với thế giới cũng như người dân Việt Nam. Những ai chưa một lần đến với Phú Quốc.

Cách đó không xa, có một thị trấn Địa Trung Hải đầy màu sắc được du khách coi là điểm phải đến mỗi khi ghé Đảo Ngọc, người người check in, chụp ảnh khung cảnh tựa trời Âu ở đây. Nhưng có lẽ ít người biết được rằng, theo lịch sử hình thành đất đai thì Việt Nam chúng ta được coi như một Địa Trung Hải thực thụ ở Châu Á.

Đọc đến đây bạn có nhận ra điều gì đó chưa? Không có một sự trùng hợp nào ở đây cả. Nhưng dữ kiện tuy rất nhỏ nhưng là minh chứng cho thấy rằng Phú Quốc đã và đang đi một con đường rất riêng để tạo nên sự khác biệt cho vùng đất của mình. Con đường ấy có đúng hay không thì con số hàng triệu lượt khách/năm của hiện tại là câu trả là xác đáng nhất.

Trước kia khi nghĩ về Phú Quốc, những cơn say sóng từ thuyền đánh cá hay những bữa tối mịt từ làng chài cũ nát sẽ hiện lên trong đầu những ai muốn ghé Đảo Ngọc. Hơn 60 năm mất tích trên bản đồ du lịch là quá đủ, Phú Quốc quyết tâm thay đổi từ những điều nhỏ nhất.

Từ một bãi tắm hoang sơ, đầy rác biến thành bãi biển đẹp nhất hành tinh, từ một hòn đảo thiếu điểm nhấn biến thành nơi tụ hợp của những giải thưởng du lịch quốc tế như: Tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, tổ hợp resort/khách sạn đẳng cấp thế giới tại Bãi Kem, công viên nước hiện đại nhất Đông Nam Á trên đảo Hòn Thơm...

Phú Quốc ngày xưa

$1190 cho 1 chuyến khứ hồi, ăn trưa và du ngoạn - đó là con số mà các cụ ngày xưa phải trả để vi vu Phú Quốc chỉ trong ngày chủ nhật.
 
Nghe có vẻ sai sai nhưng lại là sự thực. Nếu không muốn đến đảo Ngọc trên những con thuyền lênh đênh đánh cá thì bạn sẽ phải trả một khoản gia tài để ngồi phi cơ đến Phú Quốc vào năm 57. Thấm thoát gần 60 năm sau, chỉ bằng 1/10 số tiền trên, người ta đã có thể đến Phú Quốc...nghe tiếng côn trùng kêu, hưởng những bãi biển hoang sơ và những làng chài cũ nát. Tự nhiên ngẫm lại, hình như Phú Quốc không dành cho tất cả mọi người. 

Nhưng nếu cứ mãi vậy thì làm gì có Phú Quốc của hôm nay. Thời điểm dấu mốc giúp đảo Ngọc vụt sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam có lẽ là năm 2016, khi Bãi Kem với tổ hợp khách sạn/resort đẳng cấp thế giới ra đời, tất cả mọi người bắt đầu nhìn nhận lại về đảo Ngọc: hóa ra từ một bãi biển đầy rác, đến tắm còn ngại khi xưa giờ lại có thể lọt top bãi biển đẹp nhất hành tinh - một hòn đảo thú vị. Sau thời điểm ấy, hàng loạt trải nghiệm từ KDL vui chơi giải trí như Sun World Phu Quoc cho tới cả một thị trấn Địa Trung Hải đầy màu sắc xuất hiện. Phú Quốc đã còn không cảnh đến ăn, ngủ, tắm biển rồi đi về. Giờ đây, có cả khu công viên giải trí, phố ẩm thực, phố mua sắm luôn rộn ràng níu chân du khách. 

Hàng triệu người đến với đảo Ngọc, họ ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn. Du lịch đã biến làng chài nghèo năm nào trở thành thành phố biển đảo, điểm đến hàng đầu của khu vực. Những người dân cũng chẳng phải vất vả lo cơm bữa nay, bữa mai nữa. Người thì làm du lịch, khá hơn thì làm ông chủ, mở nhà hàng,... đôi khi nói vui rằng dân ở đây họ là tỷ phú mà chưa biết - vì khắp nơi đổ về muốn sở hữu cho mình một mảnh đất ở đảo Ngọc. 

Giờ họ nói với nhau về tương lai của Phú Quốc. Nói về Cầu Hôn sắp tới sẽ vang danh thế giới ra sao, đảo Thiên Đường (Hòn Thơm) sẽ trở nên thịnh vượng, là nơi an cư của giới thượng lưu như thế nào. Chỉ trong 7 năm thay đổi, mấy ai còn nhớ về cái thời đi tàu ra đảo, đạp xe đi câu mực nữa.

Không còn chuyện du lịch theo mùa nữa, người dân ở đây sẽ phải làm quen với việc cả hòn đảo sẽ tấp nập và sôi động suốt.

NG: Tổng hợp, sưu tầm

Dự án nổi bật

Hon Thom Paradise Island

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

70 năm

25-200 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Biệt thự Shophouse Shop Villa

Đang xây dựng

The Santo Port

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

TMDV

28-70 tỷ/căn

Đảo Hòn Thơm, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Shophouse

Đang xây dựng

Sun Grand City Hillside Residence

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

3-10 tỷ/căn

Sunset Town, Phường An Thới, TP. Phú Quốc

Căn hộ

Sun Urban City

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

Sở hữu lâu dài

1.1 tỷ - 30 tỷ/căn

Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Biệt thự Shophouse Nhà phố Căn hộ

Đang mở bán

Sun Cát Bà Hải Phòng

Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group

TMDV

Đang cập nhật...

Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng

Biệt thự Shophouse Căn hộ

Bài viết liên quan

Tiến độ Dự án Shophouse The Center Địa Trung Hải Phú Quốc

Cập nhật tiến độ dự án Shophouse The Center Địa Trung Hải Phú Quốc - Dự án nhà phố thương mại sát biển duy nhất có pháp lý sở hữu lâu dài

SHOPHOUSE THE CENTER - Vị trí trung tâm của trung tâm

Shophouse The Center là phân khu thấp tầng duy nhất tại đại dự án Sun Grand City Hillside Residence sở hữu lâu dài

Sun Group đầu Tư Trăm Tỉ Cho Các Lễ Hội Khắp Ba Miền Từ 30/4

Lễ hội du lịch biển kéo dài 4 tháng ở Thanh Hóa; lễ hội, show nghệ thuật đỉnh cao tại Sun World Ba Na Hills hay Fansipan Legend... Cả một mùa hè